11/12/18

Tác dụng thần kỳ của củ tỏi


Tác dụng thần kỳ của củ tỏi

Trong cuộc sống hang ngày, ngoài là gia vị trong mỗi bữa ăn, tỏi còn có tác dụng điều trị ung thư, cảm cúm, hô hấp, tiêu hóa, xương khớp, tim mạch...

Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, tác động vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm... 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh Allicin giúp chống lại các virus gây bệnh, tinh dầu của tỏi có công dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.
Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn các vitamin như A, B, C, D, PP, hydratcacbon,...và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như i ốt, canxi, phốt pho, man giê, các nguyên tố vi lượng.
Do vậy, tỏi có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, chất chống oxy hóa giúp khôi phục hoạt động của tế bào trong cơ thể, nâng cao chất đề kháng, giúp cho cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật trong đó có các bệnh ung thư nguy hiểm.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản, tỏi có thể dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, vỡ xơ mạch máu, các bệnh về xương khớp, các bệnh về trĩ. 
Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene.Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện trong tỏi.
Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin.
Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao.Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 đến 2 gam allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra.
Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này. Đun qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin.
Ảnh minh họa
Rượu tỏi rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Cách dùng tỏi trị bệnh thông thường
Phòng và trị cúm. Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần. 
Rửa vết thương, chỗ lở loét.. Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản.
Kinh nghiệm của bác sĩ Taghiep (Nga) cho biết dùng nước tỏi chữa nhiễm trùng do bỏng sau 12,5 ngày thì lành trong khi điều trị với penicillin và sulfamid phải mất 14,5 ngày. 
Chữa đau răng.Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.
Chữa mụn cóc, chai chân. Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm.
Chữa viêm họng: Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay.Để qua đêm.Dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả” để chữa viêm họng.
Tác dụng của rượu tỏi 
Lương y Nguyễn Công Đức, Khoa Y học cổ truyền , Đại học Y dược TP HCM cho biết, trong các cách sử dụng tỏi thì rượu tỏi có tác dụng tốt nhất, rượu tỏi có tác dụng trên 4 nhóm bệnh:
- Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp…).
- Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản…).
- Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).
- Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng). 
Cho tới năm 1983, các nhà y học Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.

Cách ngâm rượu tỏi 
Công thức ngâm tỏi: tỏi có màu vàng: Tỏi khô bóc vỏ, 50gr cho 100ml rượu (khoảng 45 độ) , giã nhỏ cho vào lọ, 30 phút sau đó mới đổ rượu vào, đậy nắp vào. Một ngày lắc một lần. Sau 10 ngày thì dùng được rượu tỏi.
Cách bào chế rượu tỏi: 50 g tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ)  nhỏ (giã nát) cho vào lọ, 30 phút sau đó mới đổ rượu vào, đậy nắp vào. Một ngày lắc một lần, tỏi dần dần chuyển sang màu vàng. Sau 10 ngày thì dùng được rượu tỏi.
Liều dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn; tối uống 40 giọt trước khi ngủ.
Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng.
Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng.
Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến.
Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh, với cách dùng an toàn có thể dùng hằng ngày một cách lâu dài. 
Lưu ý: Phụ nữ mang thai, viêm giác mạc, lở loét,loét dạ dày tá tràng, ... thì không nên dùng rượu tỏi.

15/11/18

Cách phân biệt SẢ CHANH và SẢ JAVA

Không phải ai cũng biết sả có khoảng 50 loài khác nhau, trong đó có 2 loại được trồng phổ biến nhất là Sả Chanh và Sả Java. Vậy làm sao để phân biệt hai loại sả này? Cùng Tinh dầu Biển Đông tìm hiểu cách phân biệt Sả Java và Sả Chanh qua bài viết sau đây.

Hướng dẫn cách phân biệt Sả Java và Sả Chanh

Sả Java – Citronella




cay sa java
Cây sả Java

Sả Java là cây thân thảo sống lâu năm.
  • Tên tiếng Việt khác: sả đỏ, sả xòe.
  • Tên khoa học là Cymbopogon winterianus
  • Nguồn gốc: bắt nguồn từ đảo Java ở Indonesia.
  • Nơi trồng nhiều: Việt Nam, Ấn Độ, Madagascar, Thái Lan, Trung Quốc,…

Đặc điểm phân biệt:

  • Sả Java mọc thành bụi, thân mọc thẳng có thể cao đến 2m.
  • Lá sả Java thuôn dài có mép lá nhám, màu xanh và khi trưởng thành rũ xuống 2/3 phiến lá.
  • Cây có đốt ngắn, được bao bọc bởi các bẹ lá quấn chặt lấy nhau.
  • Gốc thân màu hồng tím hay đỏ tím.
  • Rễ cây phát triển khỏe, ăn sâu vào lòng đất 20-25cm.
  • Chồi con mọc lên từ nách lá, tạo thành cây con được gọi là tép, nhiều tép tạo thành bụi sả.
  • Chùy hoa gồm nhiều chùm mọc thẳng đứng.
Sả Java được trồng để làm gia vị và chủ yếu để chiết xuất tinh dầu có thành phần là: Citronellal, Citronellol và Geraniol. Tinh dầu sả Java – Citronella có mùi thơm cay, được sử dụng trong xà phòng, chất chống côn trùng (muỗi), thuốc xịt côn trùng,… và các chất khử trùng trong gia đình. Hàng năm, mỗi ha sả Java có thể chiết xuất được 100 lít tinh dầu nguyên chất.

Sả Chanh – Lemongrass




hinh anh cach phan biet sa java va sa chanh
Hình ảnh cây Sả Chanh. Cách phân biệt Sả Java và Sả Chanh qua đặc điểm riêng, tác dụng của từng loại.

Sả chanh là loài thực vật nhiệt đới.
  • Tên danh pháp hai phần: Cymbopogon flexuosus.
  • Nguồn gốc: bắt nguồn từ Ấn Độ.
  • Trồng nhiều ở Việt Nam: tại miền Đông Nam Bộ, tây Nguyên và một số nông trường ở miền Bắc.

Đặc điểm phân biệt

  • Sả chanh là cây bụi sống lâu năm, thân cao từ 1m – 1,5m
  • Phiến lá hẹp dài tới 1m, mép lá nhám, có bẹ lá cuốn chặt vào nhau.
  • Thân rễ trắng hay hơi tím.
  • Bẹ lá không có lông và có sọc dọc.
  • Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ và không có cuống.
  • Cây sả chanh được nhân giống bằng cách trồng từ tép sả tách từ cây mẹ sau 1-2 năm.
Sả chanh được trồng làm cây gia vị phổ biến trong ẩm thực, dùng làm thảo dược,…. và chiết xuất tinh dầu nguyên chất có giá trị kinh tế cao hơn so với sả Java. Tinh dầu sả chanh Lemongrass có mùi hương chanh tươi mát hòa quyện với hương sả và thành phần là Citral bao gồm geranial và neral.
Trong hai loại Sả Java và Sả Chanh thì tinh dầu Sả Chanh – Lemongrass được yêu thích hơn. Bởi vì mùi hương tươi mát hòa quyện giữa chanh và sả, có giá trị kinh tế cao hơn và nhiều dược tính trị liệu tốt cho sức khỏe khác.

Đặc điểm riêng phân biệt Sả Java và Sả Chanh:

Sả Java: thân sả có màu hồng tím, ít được dùng làm gia vị, thường được dùng để sản xuất tinh dầu. Tinh dầu sả Java có mùi sả cay nồng và được dùng để sát trùng, đuổi muỗi,…
Sả Chanh Lemongrass: thân sả có màu xanh hơi trắng, được dùng nhiều để làm gia vị cho bữa ăn hàng ngày và sản xuất tinh dầu. Tinh dầu sả chanh có mùi thơm chanh hòa quyện với sả rất dễ chịu được dùng để thư giãn trong spa, nhà hàng, đuổi muỗi,… và nhiều công dụng khác.

Mong rằng bài viết cách phân biệt Sả Java và Sả Chanh sẽ giúp bạn phân biệt được hai loại sả phổ biến này. Qua bài viết cũng mong bạn chọn được loại sả phù hợp với nhu cầu của bản thân và tránh việc bị mua nhầm 

8/11/18

Thông báo thay đổi bộ nhãn mới

Tinh dầu Biển Đông trân trọng gửi đến quý khách hàng thông báo thay đổi bộ nhãn cho 2 sản phẩm:
1. Hũ tinh dầu dừa Biển Đông 70ml
- Nhãn cũ:

- Nhãn mới:

2. Hũ tinh dầu dừa Biển Đông 30ml:
- Nhãn cũ:

- Nhãn mới:

3. Bổ sung nhãn nhận diện sản phẩm TINH DẦU BƯỞI BIỂN ĐÔNG chai 10ml:


Rất mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quý khách hàng. 
"Sự hài lòng của khách hàng là vinh dự của chúng tôi"
Tinh dầu Biển Đông- Cho sức khỏe của bạn! 

24/10/18

6 thực phẩm dân gian làm dịu viêm họng

Ngoài dùng thuốc, một vài thực phẩm dân gian sau cũng giúp bạn làm dịu cổ họng và chữa lành viêm họng.

6-thuc-pham-dan-gian-lam-diu-viem-hong-1

Ngoài điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp vật lý trị liệu khác, nhiều nghiên cứu và qua thực tiễn trong cuộc sống cho thấy thực phẩm cũng đóng một vai trò lớn trong hồi phục và làm lành viêm họng.
Một số thực phẩm sau đây có đặc tính làm hồi phục viêm họng:
Chuối
Một loại quả không mang tính acid, chuối là một loại trái cây mềm và khá dễ nuốt, đặc biệt là khi bạn bị một cơn đau họng.

6-thuc-pham-dan-gian-lam-diu-viem-hong-2

Ngoài đặc điểm đường huyết của chuối có chỉ số thấp phù hợp cho mọi người, chuối cũng rất giàu vitamin B6, kali và vitamin C.
Súp gà
Một phương thuốc cổ xưa để chống viêm họng là một bát súp gà nóng. Súp gà có đặc tính kháng viêm nhẹ và giúp làm giảm ùn tắc chất nhầy bằng cách hạn chế virus tiếp xúc với màng nhầy.

6-thuc-pham-dan-gian-lam-diu-viem-hong-3

Làm món súp gà với đầy đủ cà rốt giàu chất dinh dưỡng, hành tây, cần tây, củ cải, khoai lang và tỏi, tất cả đều được biết đến với lợi ích dinh dưỡng và có giá trị chữa bệnh.
Hỗn hợp nước chanh và mật ong
Hỗn hợp nước chanh và mật ong là một phương thuốc rất tốt cho cổ họng bị viêm. Cổ họng bị đau của bạn sẽ sớm cảm thấy tốt hơn. Hỗn hợp này cũng làm giảm sưng huyết niêm mạc họng.

    6-thuc-pham-dan-gian-lam-diu-viem-hong-4

    Trà gừng hoặc trà mật ong
    Trà gừng hay trà pha với mật ong là một cách tuyệt vời để làm dịu cổ họng bị kích thích và ngứa. Một tách trà gừng nóng hoặc trà mật ong là cách tuyệt vời giúp cổ họng của bạn cảm thấy tốt hơn. Uống từng ngụm trà sau khi hít hơi nước nóng từ cốc, và nó sẽ giúp nới lỏng ùn tắc chất nhầy và tức ngực. Mật ong sẽ phủ lên cổ họng bạn và giúp ngăn ngừa kích ứng, đó là lý do chính làm giảm cơn ho.

    6-thuc-pham-dan-gian-lam-diu-viem-hong-5
    Trà mật ong làm dịu cổ họng bị viêm hữu hiệu

    Cháo bột yến mạch
    Nêm một bát bột yến mạch nóng bằng cách thêm chuối hoặc mật ong và bạn chắc chắn sẽ nhận được đủ chất dinh dưỡng và rất dễ ăn khi bạn đang bị đau họng.

    6-thuc-pham-dan-gian-lam-diu-viem-hong-6
    Yến mạch

    Cà rốt luộc
    Cà rốt là thực phẩm tuyệt vời làm dịu cổ họng khi bạn đang bị viêm họng, nhưng cần luộc hoặc hấp chín trước khi ăn. Ngoài ra, cà rốt cũng có đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, vitamin K, chất xơ và kali.
    Nhưng nếu bạn đang đau họng và ho kéo dài, kèm sốt hoặc ho khạc nhiều đờm, đờm chuyển màu đục, đờm có máu, tốt hơn hết bạn nên đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra và cho thuốc nếu cần, cũng như tư vấn chế độ ăn và nghỉ ngơi phù hợp cho bạn.
    TS.BS. Lê Thanh Hải
    (tham khảo India Times)

    Củ cải - "thần dược" đối với sức khỏe trong mùa đông

    Củ cải cải thiện tiêu hóa, tốt cho hệ hô hấp, ổn định đường máu và giảm cholesterol máu. Còn chần chừ gì nữa mà không thêm củ cải vào món ăn trong mùa đông này?
    Clip 4 công dụng tuyệt vời của củ cải khiến bạn không thể bỏ qua (Video: Nguyễn Vân)

    Củ cải có thường xuyên nằm trong giỏ đi chợ của bạn không?. Nếu không, bạn nên sớm bổ sung vào danh sách các thực phẩm cần mua, lý do củ cải là một “siêu thực phẩm” với nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
    Củ cải thuộc họ rau cải, bao gồm bông cải xanh, cải xoăn và súp lơ. Một số nghiên cứu đã cho thấy củ cải có hàm lượng nitric oxide cao, là chất hóa học cần thiết giúp thúc đẩy tuần hoàn máu khỏe mạnh cùng với việc có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch. Củ cải cũng có chất trigonelline, là một loại hoóc môn thực vật hỗ trợ sản xuất nhiều nitric oxide hơn.
    4-tac-dung-tuyet-voi-cua-cu-cai-doi-voi-suc-khoe-trong-mua-dong-1

      Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe khác của củ cải có thể thuyết phục bạn tại sao bạn nên ăn củ cải thường xuyên hơn.
      Cải thiện hệ hô hấp
      Củ cải có đặc tính chống sung huyết, giúp ngăn ngừa kích thích niêm mạc mũi, cổ họng, khí quản và phổi. Hơn nữa, củ cải có chứa các chất dinh dưỡng có tác dụng bảo vệ và phòng chống nhiễm trùng đường hô hấp.
      Cải thiện tiêu hóa
      Củ cải chứa chất xơ, mà tất cả chúng ta đều biết là thành phần quan trọng để ngăn ngừa táo bón. Hơn nữa, chất xơ có lợi trong việc duy trì ổn định lượng đường trong máu và giảm mức cholesterol máu.
      Cải thiện huyết áp và ngừa tiểu đường
      Củ cải có thể hỗ trợ làm giãn mạch máu, giúp máu dễ lưu thông tốt hơn và ổn định huyết áp. Ngoài ra, củ cải sẽ không gây tăng đột biến lượng đường trong máu, có nghĩa là củ cải là thực phẩm an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
      Giàu vitamin
      Các vitamin được tìm thấy trong củ cải có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cùng với thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, tăng sức bền mạch máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
      TS.BS. Lê Thanh Hải
      (theo Belmarra Health)

      Dưỡng sinh phòng ngừa cảm cúm

      Theo Đông y, nguyên nhân gây nên cảm mạo thường có hai yếu tố: chính khí và tà khí. Chính khí (sức đề kháng) của cơ thể giảm sút; tà khí (mầm bệnh) như phong, hàn, thấp, thử, nhiệt xâm nhập vào cơ thể.
      Trong đó, chính khí đóng vai trò rất quan trọng. Với quan điểm “chính khí tồn nội, tà bất khả can (cơ thể có đủ sức đề kháng thì mầm bệnh không thể xâm nhập và gây nên bệnh), Đông y cho rằng để phòng tránh cảm mạo một cách hữu hiệu, cần phải thực hành đồng thời nhiều biện pháp dưới đây.

      Chủ động phòng tránh tà khí xâm nhập cơ thể

      Giữ nếp sinh hoạt hàng ngày điều độ, tránh làm việc quá sức, chú ý đảm bảo giấc ngủ, giữ gìn môi trường sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thuận theo sự biến đổi của khí hậu, thời tiết mà thay đổi nếp sinh hoạt cho phù hợp nhằm tăng cường khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường tự nhiên.
      Chú ý mặc ấm và giữ ấm vùng hầu họng, nhất là khi thời tiết thay đổi. Nơi ở nên thông thoáng và tiếp xúc được nhiều với ánh sáng mặt trời. Trên mỗi mét vuông nhà có thể dùng 5ml dấm chua và 15g bạc hà cho vào nồi không đậy nắp, đóng hết các cửa rồi đun lên để xông, làm liên tục 3 ngày để giúp cho người ngủ hoặc nghỉ ngơi trong phòng ngăn ngừa được dịch cảm cúm. Hoặc có thể dùng các loại tinh dầu hương nhu, bạc hà, ngải cứu, thương truật, long não... xông phòng để tiêu độc. Theo Đông y, có như vậy thì mới chủ động phòng tránh được tà khí xâm nhập và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
      Cần chú ý giữ cho đời sống tinh thần, tình cảm luôn luôn cân bằng, lạc quan và thư thái. Cổ nhân cho rằng: tâm hồn, tình cảm khoáng đạt, bình thản, không thái quá thì sức khoẻ sẽ đến và bệnh tật không phát sinh.
      duong-sinh-phong-ngua-cam-cum-1
      Huyệt đan điền.
      Tập luyện theo phương pháp dưỡng sinh cổ truyền
      Thường xuyên ra ngoài hoạt động, không nên suốt ngày ở trong phòng kín có  máy lạnh, tuỳ theo tuổi tác và thể chất mà lựa chọn các phương pháp tập luyện thể dục thể thao, khí công dưỡng sinh, tự xoa bóp và day bấm huyệt phù hợp. Để phòng ngừa cảm mạo có hiệu quả cao, cần đặc biệt chú ý một số biện pháp sau đây:
      Tập thở theo phương pháp dưỡng sinh cổ truyền: Chọn tư thế ngồi hoặc nằm, lưỡi uốn chạm nhẹ vào hàm ếch, thả lỏng toàn thân tuần tự từ đầu, gáy, thân, tay, chân... Tập trung ý nghĩ vào huyệt Đan điền (vùng dưới rốn). Tiếp đó, thở sâu bằng bụng theo nguyên tắc “sâu, dài, đều đặn và nhẹ nhàng”, có nghĩa là khi hít vào thì bụng phình lên, khi thở ra thì bụng thót lại. Thở ra bằng miệng, hít vào bằng mũi. Thời gian thở ra dài bằng 1 - 2 lần thời gian hít vào. Làm đều đặn mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, sau đó tăng dần lên tuỳ theo thời gian và thể chất  của mỗi người.
        Mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm ngủ dậy và trước khi đi ngủ tối, xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên rồi xát dọc lồng ngực theo chiều lên xuống rồi khum bàn tay vỗ ngực, mỗi động tác 20 lần. Tiếp đó, dùng hai ngón tay cái day ấn huyệt Phong trì (ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, khi ấn có cảm giác tức nặng, mỗi bên một huyệt) trong 1 phút; dùng ngón tay giữa hoặc ngón trỏ day ấn huyệt Nghinh hương (từ chân cánh mũi ngang ra, huyệt ở trên rãnh mũi mép) trong 1 phút sao cho đạt cảm giác tê tức lan lên hai cánh mũi và gò má là được; dùng ngón cái bàn tay phải day ấn điểm đau nhất giữa hai ngón cái và ngón trỏ của tay trái (vị trí huyệt Hợp cốc) trong nửa phút rồi ngược lại. Cuối cùng, dùng hai ngón tay giữa nhét vào hai lỗ mũi, nhẹ nhàng xoay tròn phải trái 200 vòng rồi vuốt dọc từ huyệt ấn đường (ở điểm giữa của đoạn nối hai đầu lông mày) xuống huyệt Nghinh hương.

        Ăn uống phòng cảm cúm

        Cần chý ý ăn uống điều độ, cân bằng, đủ chất và đảm bảo vệ sinh, không ăn nhiều đồ sống lạnh, không để lâm vào tình trạng quá đói hoặc rối loạn tiêu hoá. Tuỳ theo điều kiện thời tiết và thể chất mà trọng dụng các loại rau quả, thực phẩm có tác dụng phòng ngừa cảm mạo như tía tô, kinh giới, hương nhu, gừng tươi, hành, tỏi, bạc hà, rau thơm, rau húng... Có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc như sau:
        Tỏi 100g, gừng tươi 100g, dấm 500ml. Gừng tươi rửa sạch thái mỏng, tỏi tách nhánh bỏ vỏ, cho cả hai thứ vào ngâm với dấm trong 30 ngày. Mỗi ngày, sau khi ăn uống 10ml dấm thuốc hoặc ăn gừng và tỏi cùng với các món ăn với lượng vừa phải.
        Hoắc hương tươi 10g, lá tía tô tươi 10g, lá bạc hà tươi 10g, ba thứ rửa sạch đem sắc hoặc hãm uống như trà.
        Cam thảo 3g, phòng phong 6g, hai thứ nghiền nhỏ, hãm với nước sôi uống trong ngày.
        Vỏ bạch dương 20g, thái vụn, hãm với nước sôi uống thay trà.
        Bạc hà tươi 60g, phục lan tươi 30g, hoắc hương tươi 30g, ba thứ rửa sạch, sắc hoặc hãm uống thay trà trong ngày.
        Quán chúng, hoàng cầm mỗi thứ 500g, kim ngân hoa 240g, cam thảo 120, tất cả phơi khô, tán vụn rồi chia thành nhiều túi, mỗi túi 20g, mỗi lần dùng 1 túi hãm uống thay trà. Loại trà này có thể dùng để phòng bệnh cho mọi người trong thời gian có dịch cảm cúm.
        Quán chúng và thương truật lượng bằng nhau, tán vụn, mỗi lần dùng 30g hãm uống thay trà.
        Hoắc hương, tử tô, kinh giới, bạc hà mỗi thứ 8g và lá trà 5g, tất cả đem sắc hoặc hãm với nước sôi uống thay trà.
        ThS. BS. Thanh Hà

        16/10/18

        Làm gì khi bị nhiệt miệng?

        Nguyên nhân gây ra bệnh loét miệng có thể do virut hay vi khuẩn có khả năng gây loét ở bề mặt lưỡi, lợi khi hệ thống miễn dịch thấp; căng thẳng tinh thần; street, hay chế độ ăn kiêng không hợp lý dẫn đến thiếu sắt hoặc vitamin B12

        Trong hầu hết các trường hợp vết loét sẽ tự khỏi không cần bất kỳ cách điều trị nào cả và chỉ cảm thấy khó chịu trong vài ngày. Bạn có thể áp dụng một vài cách sau để làm vết loét mau lành: Dùng các loại thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin bôi ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chúng có tác dụng giảm đau và rút ngắn thời gian điều trị; súc miệng ít nhất 4 lần/ngày với nước muối pha loãng; Chỉ nên ngậm trong miệng khoảng một phút và nhớ là đừng nuốt. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến cách ăn uống trong lúc bị viêm loét miệng như: Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa axit có vị chát hay tẩm nhiều gia vị (ví dụ như chanh, ớt, hạt tiêu cà chua, bưởi… sẽ làm xót vết thương gây đau đớn hơn). Uống nhiều nước và cẩn thận khi đánh răng. Tránh để bàn chải hoặc thức ăn đồ cứng, sắc nhọn cọ xước nhiều lần vào vết thương sẽ làm vết thương lâu lành.










          Nếu sau 7-10 ngày không thấy bệnh đỡ bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tìm ra căn nguyên của bệnh.

          4/10/18

          Bác sĩ Việt và kỳ tích nội soi tuyến giáp một lỗ đầu tiên trên thế giới

          Suckhoedoisong.vn - Như suckhoedoisong.vn đã đưa tin “Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới nội soi tuyến giáp một lỗ thành công”. Kỹ thuật này đã được các bác sĩ tại BV Nội tiết Trung ương nghiên cứu và sáng tạo ra giúp nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân – trong đó không thể không nhắc đến vai trò sáng tạo của ThS.BS Phan Hoàng Hiệp - Trưởng khoa Điều trị kỹ thuật cao, BV Nội tiết Trung ương.

          Chia sẻ về phương pháp nội soi tuyến giáp một lỗ, ThS.BS Phan Hoàng Hiệp - người trực tiếp nghiên cứu ra kỹ thuật mới này cho biết, ý tưởng phẫu thuật nội soi tuyến giáp 1 lỗ đã được anh và các đồng nghiệp ấp ủ rất lâu, xuất phát từ thực tế BV Nội tiết Trung ương là nơi có số lượng bệnh nhân phẫu thuật về tuyến giáp có thể nói là lớn nhất thế giới và phẫu thuật nội soi tuyến giáp cũng lớn nhất trên toàn thế giới. Chính điều đó thôi thúc anh nghiên cứu, sáng tạo để đem lại những gì tốt nhất cho người bệnh.
          Nếu như trước đây, phẫu thuật tuyến giáp chủ yếu là mổ mở - sẹo lớn ở vùng cổ ngực, thì nay với phương pháp nội soi tuyến giáp một lỗ có nhiều ưu điểm như giữ được tính thẩm mỹ bởi vết mổ được dấu đi, chỉ có một sẹo duy nhất kích thước khoảng từ 2 – 3cm, nằm trong hõm nách, không làm thương tổn thêm các vị trí khác, đảm bảo gần như trọn vẹn nhất so với mọi kỹ thuật nội soi khác.
          Bên cạnh đó, nhờ phương pháp này, các bác sĩ đi thẳng vào tuyến giáp chứ không cần phải bóc tách rộng ra, chính vì thế tổn thương gây ra sẽ tối thiểu cho bệnh nhân. Một bệnh nhân mổ tuyến giáp theo phương pháp thông thường sẽ phải nằm viện từ 4 – 6 ngày, còn đối với phương pháp nội soi một lỗ này thì chỉ phải nằm viện từ 3 – 4 ngày, tùy thể trạng người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng đỡ đau hơn sau khi mổ, giảm được thời gian điều trị tại bệnh viện, bảo đảm được sức khỏe. Đây cũng là điều mà cả bác sĩ và bệnh nhân đều mong muốn.
          bac-si-viet-va-ky-tich-noi-soi-tuyen-giap-mot-lo-dau-tien-tren-the-gioi-1Bác sĩ tiến hành phẫu thuật nội soi tuyến giáp một lỗ cho bệnh nhân.

          Theo thống kê, trung bình mỗi ngày, BV Nội tiết Trung ương tiếp nhận và phẫu thuật cho khoảng hơn 40 trường hợp cả nội soi và mổ mở tuyến giáp. Kể từ ngày 1/8/2018, phương pháp nội soi tuyến giáp một lỗ chính thức được triển khai, từ đó đến nay đã phẫu thuật cho khoảng 20 bệnh nhân thành công, được đánh giá là an toàn và rất hiệu quả, không có trường hợp nào bị tai biến, biến chứng xảy ra, tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật đều hài lòng với phương pháp này.
          Nền tảng kỹ thuật “Dr Luong”
          Chuyên gia về tuyến giáp Phan Hoàng Hiệp cho biết, tuyến giáp nằm ở vùng cổ trước, vị trí này luôn bộc lộ ra ngoài, chính vì thế tất cả các bác sĩ đều mong muốn bệnh nhân giữ được vẻ đẹp của mình. Trong 20 bệnh nhân được phẫu thuật bằng kỹ thuật này hiệu quả rất tốt, đầu tiên là tính an toàn đặt lên hàng đầu, cắt bỏ được tổ chức cần cắt, bảo đảm an toàn được cấu trúc tuyến giáp và dây thần kinh thanh quản. Đồng thời, giữ được tính thẩm mỹ; giảm cơn đau cho bệnh nhân và cuối cùng là giảm bớt thời gian nằm viện cho bệnh nhân, hồi phục nhanh, có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống.
          ThS. Hiệp chia sẻ: “Chúng tôi may mắn được thừa hưởng kỹ thuật y học mà nhiều nước trên thế giới phải tới học hỏi, đó là kỹ thuật nội soi tuyến giáp mang tên “Dr Luong” - Giám đốc bệnh viện Trần Ngọc Lương. Chính nhờ tích lũy, thừa hưởng từ kỹ thuật của thầy, cùng với kinh nghiệm của bản thân và số lượng bệnh nhân đông, nên tôi cùng đồng nghiệp luôn ấp ủ một kỹ thuật làm thế nào để phẫu thuật cho bệnh nhân nhưng không để lại sẹo cho họ, dần dần kỹ thuật nội soi 1 lỗ tuyến giáp được ra đời, và BV Nội tiết Trung ương là nơi đầu tiên cho ra đời phương pháp này”.
          "Với kỹ thuật nội soi tuyến giáp một lỗ, phẫu thuật viên chỉ cần rạch một đường dưới da dài 2- 3cm tại hõm nách sau đó sử dụng dụng cụ nội soi một lỗ giống như nội soi ổ bụng thông thường. Tuy nhiên do vị trí phẫu thuật tại tuyến giáp không giống như ổ bụng nên chúng tôi đã cải tiến dụng cụ (trocar) một lỗ theo kỹ thuật của BV Nội tiết Trung ương, sử dụng kết hợp cả dụng cụ nội soi 1 lỗ và nội soi thông thường để dễ dàng hơn trong quá trình tiến hành cắt bỏ khối u"- ThS. Hiệp nói.



          Cũng theo BS. Hiệp, phẫu thuật nội soi đã mở ra một kỷ nguyên mới trong việc điều trị bệnh và đã được ứng dụng trong hầu hết các cơ quan bệnh lý cần phẫu thuật. Trong y học đã có nhiều phẫu thuật nội soi một lỗ ở các lĩnh vực khác nhau như nội soi ổ bụng, lồng ngực… được các bác sĩ Việt Nam áp dụng rất thuần thục. Tuy nhiên, với nội soi tuyến giáp một lỗ thì đây là lần đầu tiên ở Việt Nam và cũng là lần đầu tiên trên thế giới áp dụng thành công.
          Bệnh nhân Việt Nam được hưởng lợi kỹ thuật cao lần đầu tiên trên thế giới
          BS. Hiệp cho biết, với những ưu điểm của kỹ thuật nội soi tuyến giáp một lỗ thì đối tượng chính được các bác sĩ chỉ định kỹ thuật này đó là những bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh lý tuyến giáp, người chưa có gia đình, những người mong muốn giữ được thẩm mỹ chuẩn bị tiến đến hôn nhân…
          Bệnh nhân Vương Thị Th. (20 tuổi, quê ở Hải Dương) phát hiện bệnh u tuyến giáp khoảng giữa năm 2018, từ sau khi thăm khám ở bệnh viện tỉnh. Sau đó, bệnh nhân đến thăm khám tại BV Nội tiết Trung ương và được các bác sĩ kết luận u nang tuyến giáp, cần phải phẫu thuật để bảo đảm sức khỏe.
          Chị Th. chia sẻ: “Nhớ lại lúc đó tôi cũng khá lo lắng vì thường những vết mổ tuyến giáp sẽ kéo dài ở cổ, tôi còn trẻ lại chưa lập gia đình nên rất sợ bị ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Nhưng qua tư vấn của các bác sĩ và được chứng kiến thực tế tôi mới thấy phương pháp mổ nội soi u tuyến giáp một lỗ rất tốt và đặc biệt, vừa đảm bảo chữa được bệnh tật và vừa tránh khỏi nguy cơ để lại sẹo. Vết mổ cũng chỉ là một vết rất nhỏ ở nách…”.
          bac-si-viet-va-ky-tich-noi-soi-tuyen-giap-mot-lo-dau-tien-tren-the-gioi-4
          bac-si-viet-va-ky-tich-noi-soi-tuyen-giap-mot-lo-dau-tien-tren-the-gioi-5Bác sĩ Hiệp thăm khám cho 2 bệnh nhân nội soi tuyến giáp một lỗ tại BV Nội tiết Trung ương.

          Trường hợp khác, bệnh nhân Lê Cẩm T. (ở Gia Lâm, Hà Nội) được các bác sĩ chẩn đoán u tuyến giáp cách đây hơn một năm, sau khi khám tại bệnh viện tuyến huyện. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, sinh thiết tại BV Nội tiết Trung ương, các bác sĩ kết luận chị T. bị u tuyến giáp. Mặc dù chị T. có được điều trị thuốc nhưng khối u vẫn có biểu hiện phát triển nên đã được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật nội soi tuyến giáp một lỗ để bảo đảm sức khỏe. Kết quả sau mổ chị T. rất hài lòng vì vết sẹo nhỏ, thời gian điều trị được rút ngắn…
          Theo BS. Hiệp, nội soi tuyến giáp một lỗ được các nhà khoa học đánh giá rất cao, thực hiện trên nền tảng kinh nghiệm các bác BV Nội tiết Trung ương có được nên rất an toàn. Thao tác kỹ thuật đơn giản, thuận lợi, dễ ứng dụng; Đường vào trực tiếp đến tuyến giáp; Đảm bảo tốt khi tách tuyến cận giáp, dây thần kinh thanh quản quặn ngược đồng thời đảm bảo tốt cho việc đốt cắt trong quá trình cầm máu. Kỹ thuật nội soi tuyến giáp một lỗ đảm bảo được cắt bỏ tổ chức bị bệnh theo đúng chỉ định; kỹ thuật an toàn, đạt hiệu quả cao trong điều trị. Trong khi đó, chi phí của phương pháp này cũng giữ ở mức như giá của các phương pháp mổ tuyến giáp bình thường là khoảng 15 triệu đồng/ca.

          Tinh dầu Biển Đông- Thương hiệu của công ty TNHH TM & Dược phẩm Ngọc Diệp

          Ngọc Diệp Pharma – Nhà Tiếp thị & PP các sản phẩm:

          - Thuốc (tân dược, đông dược)

          - Thực phẩm chức năng

          - Các loại tinh dầu nguyên chất chế biến thủ công (dừa, bưởi, xả, long não, quế, hoa hồng..)

          Xin gửi tới Quý Khách Hàng lời chào và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

          CÔNG TY TNHH TM & DƯỢC PHẨM NGỌC DIỆP

          Địa chỉ: Km 8 Cao tốc Sao Vàng-Nghi Sơn, X.Hợp Lý, H.Triệu Sơn, Thanh Hóa

          ĐT: 0983.177.679 – 0936.272.545

          Email: tinhdaubiendong@gmail.com

          Web: tinhdaubiendong.blogspot.com

          Zalo: 0936.272.545